Bối cảnh Chiến_tranh_Falkland

Trong thời kỳ trước chiến tranh, và đặc biệt là sau khi chuyển giao quyền lực giữa hai nhà độc tài quân sự là Tướng Jorge Rafael Videla và Tướng Roberto Eduardo Viola vào tháng 3 năm 1981, Argentina ở giữa một đình trệ kinh tế nghiêm trọng và nội loạn trên quy mô lớn chống chính phủ quân sự vốn cai trị quốc gia từ năm 1976.[10] Trong tháng 12 năm 1981, có một biến hóa hơn nữa trong chính quyền quân sự Argentina dẫn đến một chính phủ mới với những người đứng đầu là Leopoldo Galtieri, Basilio Lami Dozo và Jorge Anaya. Jorge Anaya là kiến trúc sư và người chủ trương chính về một giải pháp quân sự đối với yêu sách từ lâu với các quần đảo,[11] trù tính rằng Anh Quốc sẽ không bao giờ phản ứng bằng quân sự.[12]

Bằng việc chọn hành động quân sự, chính phủ Galtieri hy vọng huy động những cảm tình ái quốc trường kỳ của người Argentina hướng về các quần đảo, và do đó chuyển hướng chú ý của công chúng khỏi những vấn đề kinh tế mãn tính của quốc gia và những vi phạm nhân quyền liên tục của chế độ.[13] Hành động như vậy cũng sẽ củng cố tính hợp pháp đang suy giảm của họ. Báo La Prensa suy đoán một kế hoạch từng bước với việc cắt đứt tiếp tế cho các quần đảo, kết thúc bằng những hành động trực tiếp trong năm 1982, nếu những cuộc đàm phán tại Liên Hiệp Quốc không có kết quả.[14]

Căng thẳng giữa hai quốc gia về các quần đảo gia tăng vào ngày 19 tháng 3 khi một nhóm các thương nhân phế liệu kim loại thượng quốc kỳ Argentina tại Nam Georgia, một hành động mà sau này được nhìn nhận là hành động tấn công đầu tiên trong chiến tranh. Tàu tuần tra băng HMS Endurance của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc được phái từ Stanley, Falkland đến Nam Georgia nhằm ứng phó, sau đó dẫn đến việc lực lượng Argentina xâm chiếm Nam Georgia vào ngày 3 tháng 4. Chính phủ quân sự Argentina nghi ngờ rằng Anh Quốc sẽ tăng cường cho lực lượng Nam Đại Tây Dương của họ,[15] nên hạ lệnh xâm chiếm quần đảo Falkland vào ngày 2 tháng 4.

Anh Quốc ban đầu bị bất ngờ trước cuộc tấn công của Argentina tại các quần đảo Nam Đại Tây Dương, bất chấp những cảnh báo liên tiếp của Thuyền trưởng Hải quân Nicholas Barker và những người khác. Barker cho rằng bình luận 1981 của Bộ trưởng Quốc phòng John Nott (trong đó Nott mô tả các kế hoạch nhằm rút Endurance, hiện diện hải quân duy nhất của Anh Quốc tại Nam Đại Tây Dương) gửi một tín hiệu cho ngườ Argentina rằng Anh Quốc không sẵn lóng, và sẽ sớm không thể, bảo vệ các lãnh thổ và dân cư của mình tại quần đảo Falkland.[16][17]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_Falkland http://www.malvinasonline.com.ar/index.php/el-conf... http://www.me.gov.ar/curriform/publica/sirlin_conv... http://www.mindef.gov.ar/veteranos%20Malvinas.html http://www.senado.gov.ar/web/interes/constitucion/... http://www.cecim.org.ar/ http://www.cescem.org.ar/informe_rattenbach/home.h... http://www.clarin.com/suplementos/zona/2007/04/01/... http://books.google.com/books?id=PSsxmXWChqIC&pg=P... http://knol.google.com/k/nora-femenia-ph-d/brinkma... http://knol.google.com/k/nora-femenia-ph-d/emotion...